• Tối ưu hóa việc đo hàm lượng Arsen trong nước

Tính đến thời điểm hiện tại, người dân sinh sống ở các vùng nông thôn Việt Nam vẫn đang sử dụng mạch nước ngầm như nguồn nước chính phục vụ cho sinh hoạt và các hoạt động sản xuất thường ngày. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy rằng hiện tượng ô nhiễm Arsen trong mạch nước ngầm thường xuyên xảy ra tại một số khu vực Việt Nam với nồng độ cao trên 50µg/L. Nguồn gốc Arsen có trong nước là do sự phóng thích từ đá, khoáng vật và quặng, nước thải công nghiệp, như trong khai thác quặng, và thông qua hiện tượng lắng đọng khí quyển. Trong môi trường tự nhiên, Arsen thường tồn tại ở bốn trạng thái oxi hóa là -3, 0, +3, +5, các trạng thái hóa trị này có thể chuyển đổi với nhau tùy thuộc vào sự có mặt của các ion cũng như pH của môi trường. Trạng thái oxi hóa, dạng tồn tại của Arsen sẽ quyết định độc tính, sự linh động và khả năng vận chuyển của nó trong môi trường. Trong môi trường nước Arsen xuất hiện chủ yếu ở hai dạng là Arsenic (+3) và Arsenate (+5), độc tính của Arsen tồn tại ở hai dạng này là rất cao. Vào năm 2011, Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) đã đưa ra giới hạn cho phép của Arsenic tồn tại trong nước uống với nồng độ là 10 μg/L. Do vậy, để tối ưu hóa việc xác định hàm lượng Arsen trong nước luôn là một bài toán khó đối với các nhà nghiên cứu.

Giải pháp đo hàm lượng Arsen trong nước

Với độ nhạy rất cao, lò graphite là kỹ thuật thích hợp cho phân tích hàm lượng Arsen trong nước. Dòng sản phẩm Agilent 200 AA đơn giản hóa phương pháp phân tích bằng lò graphite là một trong những giải pháp thích hợp cho lĩnh vực nghiên cứu này.

Dòng sản phẩm Agilent 200 AA đã đơn giản hóa phương pháp phân tích bằng lò graphite thông qua việc hổ trợ tối ưu nhiệt độ tro hóa và nguyên tử hóa bằng thuật toán thông minh. Hơn thế nữa, thiết bị Agilent AA còn ứng dụng công nghệ Stabilized Temperature Platform Furnace. Hệ thống còn trang bị Tube-CAM video để kiểm soát việc tiêm mẫu và quá trình hóa hơi khi phân tích. Công cụ SRM Wizard, một tính năng tích hợp trong phần mềm, có thể hổ trợ xác định nhiệt độ tro hóa và nguyên tử hóa tối ưu nhất. Chúng ta có thể tìm hiểu thêm thuật toán Đáp Ứng Bề Mặt-Surface Respone Methodology-trong tối ưu nhiệt độ tro hóa và nguyên tử hóa ở phần tài liệu tham khảo (2).

Determine Arsen

Phân tích bằng lò graphite trên thiết bị Agilent 240Z AAS kết hợp với kỹ thuật trừ nền bằng hiệu ứng Zeeman. Hệ thống phân tích này cho độ nhạy cao và chuẩn xác nhờ sự phối hợp của buồng nung Agilent GTA 120 Graphite Tube Atomizer cùng với bơm mẫu tự động Agilent PSD 120 Programmable Sample Dispenser. Bên cạnh đó, thiết bị Agilent 200 AA ứng dụng công nghệ Stabilized Temperature Platform Furnace. Tube-CAM video có trong hệ thống thiết bị Agilent 200 AA giúp kiểm soát cụ thể việc tiêm mẫu và quá trình hóa hơi khi phân tích. Quá trình hóa hơi của hệ thống thiết bị Agilent 200 AA được tối ưu bằng công cụ SRM Wizard tích hợp, sử dụng thuật toán chemometrics. Ngoài ra, phụ kiện ống hút khí độc buồng nung, đèn LED hổ trợ quan sát tiêm được trang bị thêm của Agilent 200 AA làm tăng tính năng an toàn cho người sử dụng khi thực hiện thao tác cân chỉnh đầu tiêm mao quản. Phương pháp phân tích Arsen trong nước, áp dụng cho nhiều tiêu chuẩn trên toàn thế giới, đã được tối ưu hóa tự động trên hệ thống Agilent 240Z GFAA. Phương pháp này cho thấy khả năng đáp ứng vượt xa yêu cầu về giới hạn phát hiện và độ chính xác cao.

Với các thuật toán thông minh cùng với khả năng tối ưu hóa tự động của thiết bị Agilent 200 AA là sự lựa chọn lý tưởng cho bất kỳ phòng thí nghiệm nào có mục đích nâng cao chất lượng phân tích hàm lượng Arsen trong nước đơn giản nhưng vẫn không kém phần hiệu quả.

Quý khách hàng quan tâm chi tiết bài nghiên cứu vui lòng tiền thông tin download vào form dưới đây:

Giải pháp phân tích cú pháp kiểm tra nước