In order to give you a better service, DKSH uses cookies. By continuing to browse the site, you agree to our use of cookies.
Các kim loại nặng, chẳng hạn như thủy ngân, chì, asen và cadmium, thường tồn tại tự nhiên trong môi trường. Điều này dẫn đến sự hiện diện của chúng trong thực phẩm, đặc biệt là hải sản. Việc vô tình tiêu thụ một lượng lớn kim loại nặng trong thời gian dài có thể khiến chúng ta gặp phải các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Bất chấp việc các cơ quan thực phẩm và đồ uống lớn như WHO, USFDA, Ủy ban Châu Âu FDA Trung Quốc thường xuyên ban hành quy định hàm lượng kim loại nặng chứa trong các sản phẩm tiêu dùng và thức ăn chăn nuôi, vấn đề an toàn lâu dài vẫn đặt ra một câu hỏi về mức độ phơi nhiễm (nồng độ theo thời gian). Các thử nghiệm phân tích hiện nay có thể gặp thách thức lớn vì việc phân tích tổng kim loại là không đủ mà còn cần thiết phải phân biệt giữa hợp chất hữu cơ và vô cơ.
Ba trong số các kỹ thuật công nghệ được sử dụng phổ biến nhất quá trình phân tích hàm lượng kim loại nặng tồn tại trong thực phẩm là phương pháp đo quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS), quang phổ phát xạ quang plasma (ICP-OES) hoặc quang phổ khối phổ plasma (ICP-MS).