In order to give you a better service, DKSH uses cookies. By continuing to browse the site, you agree to our use of cookies.
Phân tích kích thước hạt đóng vai trò quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp. Trong ngành công nghiệp thực phẩm, hiểu biết về kích thước hạt cũng là điều trọng yếu vì chúng có thể ảnh hưởng đến quá trình sản suất, xử lý các thành phần, lập thành công thức, quá trình chế biến cũng như kiểm tra chất lượng của các sản phẩm thực phẩm và đồ uống.
Kích thước hạt ảnh hưởng đến khả năng phản ứng, độ hòa tan, tính chảy của thành phần sản phẩm cũng như kết cấu, cảm nhận từ vị giác và quá trình chế biến sản phẩm. Phân tích kích thước hạt là yêu cầu cần thiết, áp dụng phổ biến cho nguyên vật liệu cũng như sản phẩm thành phẩm bao gồm cà phê, đường, muối, bột, sô cô la, sữa bột, gia vị và hương vị. Các kĩ thuật phân tích, đo lường phạm vi kích thước hạt đã được phát triển từ phương pháp sàng lọc và sa lắng truyền thống cho đến sử dụng thiết bị tạo ảnh hóa tự động và các thiết bị laser hiện đại.
Người tiêu dùng thường quan tâm đến hương vị và kết cấu của sô cô la. Còn đối với nhà sản xuất, tính nhất quán của sản phẩm, kiểm soát chất lượng và sản xuất tiết kiệm chi phí lại là yếu tố quan trọng để duy trì sự uy tín của thương hiệu.
Hiểu được điều đó, việc giám sát, kiểm soát kích thước và hình dạng hạt trong không khí hay chất lỏng được xem là yếu tố then chốt để đảm bảo sản xuất sô cô la có độ nhất quán và đạt chất lượng cao. Sự kết tinh giữa bơ ca cao và đường có thể liên quan đến độ nở và thời hạn sử dụng của sô cô la.
Các giải pháp phân tích kích thước, hình dạng hạt và độ kết tinh giúp tăng thêm năng suất trong quá trình sản xuất sô cô la và được sử dụng để:
Kích thước hạt của cà phê ảnh hưởng rất nhiều đến hương vị khi pha. Nếu cà phê được xay thành hạt mịn, khi pha có thể tạo ra một hương vị mạnh mẽ giống như cà phê espresso do nhiều thành phần hữu cơ phức tạp trong hạt cà phê được giải phóng trong quá trình pha. Nếu như cà phê được xay thô thì sẽ thu được một vị ngon êm hơn ở lần pha cuối cùng.
Phương pháp truyền thống để đo kích thước hạt cà phê và độ phân bố kích thước hạt là sàng rây. Tuy nhiên, phương pháp sàng rây mang lại kết quả chậm và không đánh giá chính xác tỷ lệ độ mịn trong cà phê xay, dẫn đến sự khác biệt về nồng độ của cà phê. Phân tích kích thước hạt bằng nhiễu xạ laser là một giải pháp thay thế nhanh hơn phương pháp sàng rây. Nó cung cấp:
Công thức bào chế hương vị và màu sắc của bất kì loại nhũ tương nào cũng có thể được đánh giá một cách bằng cách nhìn vào thông số kích thước hạt và điện tích hạt. Điều này sẽ có ảnh hưởng đến hình thức (độ đục) và độ ổn định trong quá trình sử dụng cuối cùng.
Đặc tính của các công thức đồ uống gốc nhũ tương (như rượu mùi kem, nhũ tương màu, nhũ tương hương vị) có thể được phân tích để hiểu, kiểm soát và tối ưu hóa:
Thành phần thực phẩm khô có ở nhiều dạng khác nhau nhưng thường là được xay đến kích thước cuối cùng hoặc được tạo thành ở một kích thước nhất định thông qua một quá trình xử lý như sấy phun. Điển hình là độ nở của bánh mì sẽ bị ảnh hưởng bởi kích thước và hình dạng của bột.
Biểu thị đặc tính nguyên liệu của các thành phần thực phẩm khô cho phép:
Chất phụ gia thực phẩm giúp bảo quản hương vị, làm tăng mùi vị và hình thức của thực phẩm cũng như giúp làm chậm quá trình hư hỏng. Các chất phụ gia thực phẩm tự nhiên đã được con người sử dụng qua nhiều thế kỉ. Giấm đã được sử dụng trong việc ngâm chua; muối đã được sử dụng để bảo quản thịt ba chỉ và đường, mật ong đã được sử dụng để bảo quản trái cây và bánh ngọt; lưu huỳnh dioxide đã được sử dụng trong rượu vang. Phụ gia thực phẩm thực chất đóng một vai trò quan trọng trong khả năng vận chuyển, chế biến và lưu trữ thực phẩm của chúng ta nhằm đáp ứng các nhu cầu thực tiễn của thị trường.
Chất phụ gia thực phẩm có nhiều loại khác nhau, cả nhân tạo và tự nhiên. Điển hình như vitamin C là một hợp chất chống oxi hóa, vừa hoạt động như một chất bảo quản bằng cách ức chế các tác động của oxy lên thực phẩm và đồng thời cũng mang lại lợi ích cho sức khỏe.
Tinh bột mì là một chất độn làm tăng thể tích của thực phẩm mà không làm ảnh hưởng đến hương vị. Mỗi chất phụ gia tạo màu và phụ gia hương liệu đều có tác dụng giúp làm tăng màu sắc, hương vị hoặc mùi vị cho riêng từng loại thực phẩm. Chất nhũ hóa cho phép nước và dầu vẫn được trộn với nhau dưới dạng nhũ tương, như trong mayonnaise, kem và sữa nguyên kem được đồng hóa.
Chất bảo quản giúp ngăn chặn hoặc ức chế sự phát triển của nấm, vi khuẩn và các vi sinh vật khác trong thực phẩm gây ra các vấn đề hư hỏng. Chất ổn định, chất làm đặc và chất tạo gel như agar hoặc pectin (được sử dụng trong mứt) giúp cho thực phẩm có kết cấu chắc chắn hơn. Chất ngọt được thêm vào thực phẩm để tạo hương vị.
Một loạt các đặc tính như kích thước hạt, thế zeta và hình thái hạt có thể được sử dụng để nghiên cứu các chất phụ gia này và sự tác động của chúng với các sản phẩm thực phẩm. Các kiến thức ứng dụng của chúng tôi có thể được sử dụng để: